Nỗi sợ ‘Tôi không được yêu thương’ là nỗi sợ lớn nhất, bởi vì không có tình yêu thì không có sự sống và linh hồn. Cái chết của cơ thể vật lý là tự nhiên. Linh hồn đi tiếp và tái sinh trở lại. Sự hủy diệt của tình yêu là sự hủy diệt của linh hồn. Sự hủy diệt của tình yêu còn tệ hơn cái chết.
Chủ nghĩa duy vật đã dạy nhân loại bài học thống trị nữ giới. Thống trị chính là sự tiêu cực. Để cuộc sống phát triển tốt đẹp, cần đưa thế giới vật chất và thế giới tinh thần về trạng thái cân bằng.
Khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống là suy nghĩ đúng đắn, tiếp theo là thở đúng, dinh dưỡng đúng và vận động đúng cách. Rất tự nhiên, một người suy nghĩ đúng sẽ làm đúng những thứ còn lại.
Tất cả mọi vật đều đặc trưng bởi tính phân cực, tức là có hai mặt. Tính hai mặt cũng là đặc tính của tư duy: một bên là tư duy logic hay lý trí, một bên là tư duy cảm xúc hay trực giác. Chúng cũng cần ở trạng thái cân bằng, theo tỷ lệ 1: 1, củng cố lẫn nhau tùy theo nhu cầu và tình huống.
...
Nam giới - hiện thân của lý trí, anh ta là đầu, người vợ - hiện thân của cảm xúc, cô ấy là cổ.
Nếu người vợ quên rằng cô ấy không phải là đầu, mà là cổ, nếu cô ấy không còn cảm nhận hạnh phúc từ việc có thể khiến một người đàn ông bay bổng bằng sức mạnh tình yêu của mình, mà chỉ muốn trở thành người chỉ huy thì cô ấy đang vi phạm luật của Thượng đế.
Mọi người cần ghi nhớ: ngay khi muốn nắm quyền cai trị, con người sẽ sinh ra là nam giới, nhưng nếu đã sinh ra là nữ giới thì có nghĩa đó là điều cần thiết cho ta.
Chúng ta đến với cuộc sống theo lựa chọn tự do của linh hồn, và nếu bắt đầu phàn nàn về lựa chọn này, chúng ta sẽ phá hủy những gì mình đến để gây dựng, và sẽ tìm thấy mình trong đống đổ nát mà thôi.
Nỗi sợ ‘Tôi không được yêu thương’ là nỗi sợ lớn nhất, bởi vì không có tình yêu thì không có sự sống và linh hồn.
Cái chết của cơ thể vật lý là tự nhiên. Linh hồn đi tiếp và tái sinh trở lại.
Sự hủy diệt của tình yêu là sự hủy diệt của linh hồn.
Sự hủy diệt của tình yêu còn tệ hơn cái chết.
Với nỗi sợ này, con người trở thành kẻ nô lệ - điều quan trọng nhất là phải có ai đó yêu thương họ. Nhưng vì họ bị căng thẳng - mà họ lại cần trải nghiệm việc 'tôi không được yêu thương' - thì sẽ không ai yêu thương họ, bất kể họ tỏ ra ân cần đến thế nào.
Người ta sử dụng họ rồi xa lánh. Họ không thể hiểu tại sao mình lại đau đớn, bởi vì nỗi sợ ‘Tôi không được yêu thương’ đã khiến tâm trí họ bị kẹt cứng.
Bạn đọc thân mến! Hãy tha thứ cho bà ngoại bạn vì bà đã không đổ đầy tình yêu vào tâm hồn mẹ bạn. Hãy tha thứ cho mẹ bạn vì mẹ đã không hiểu nỗi bất hạnh của mình. Hãy tha thứ cho chính mình vì đã đưa vào mình cảm giác tủi hờn, bất lực, cảm giác rằng mẹ không yêu mình, sự tuyệt vọng khiến bạn phải xa cách mẹ. Mẹ là do chính bạn lựa chọn, và nỗi đau này của bạn là bài học cho bạn.
Luule Viilma
No comments:
Post a Comment