Trao đổi chất phản ánh cách một người mua bán và trao đổi. Nếu anh ta thực hiện các hoạt động này theo quy tắc giao dịch công bằng, thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra ổn thỏa. Nhưng nếu anh ta muốn dùng tiền để trả cho những giá trị cơ bản của cuộc sống - tình yêu, sự trung thực và tính nguyên tắc - thì sẽ xuất hiện rối loạn chuyển hóa.
Con người được sinh ra ở một khu vực địa lý nhất định của Trái Đất, bởi vì họ muốn nghiên cứu mối quan hệ giữa khu vực này và bản thân. Thực phẩm là một trong những cách để thực hiện điều này. Vì vậy, đồ ăn được sản xuất tại khu vực một người sinh ra sẽ hữu ích cho người đó.
Khi một người bắt đầu suy nghĩ đúng đắn thì cơ thể vật lý của người đó sẽ quen dần với việc sử dụng ngày càng ít thức ăn. Đối với những người kiệt sức dưới gánh nặng của căng thẳng, thức ăn như vậy có vẻ vô vị và ít ỏi. Anh ta cần phải ăn nhiều để nuôi dưỡng căng thẳng. Lượng calo trong chế độ ăn sẽ còn đó, khiến anh ta mập ra.
Người quyết định bắt đầu ăn kiêng, nhưng không biết gì về việc giảm căng thẳng, sẽ cảm thấy khó hoặc thậm chí không thể duy trì chế độ ăn kiêng này. Tội lỗi khiến một người trở nên rỗng tuếch từ bên trong. Sợ hãi đòi hỏi phải có thức ăn, nếu không sẽ không còn sức để mà bỏ chạy. Và sự tức giận cũng muốn lớn lên để có thể đáp trả kẻ thù một cách xứng đáng.
Khi một người mong muốn có thân hình đẹp, mỗi bữa hạn chế bớt một phần nhỏ thức ăn, thì cơ thể anh ta sẽ phản ứng nhẹ nhàng nhất, dù rất chậm chạp. Cơ thể bắt đầu hiểu rõ hơn rằng giờ đây nó sẽ phải gánh phần tiêu cực nhỏ hơn. Đây là cách các khái niệm được hình thành thông qua các kỹ năng dinh dưỡng.
Lối suy nghĩ này xây dựng tính tiết kiệm ở con người. Nhưng nếu một người đi quá đà và trở nên keo kiệt, thì anh ta sẽ biến điều tốt thành xấu. Dấu hiệu điển hình của sự bủn xỉn là chứng táo bón. Người keo kiệt chỉ muốn nhận chứ không muốn cho đi bất cứ thứ gì. Keo kiệt cũng là khi một người biết nhưng không chia sẻ kiến thức của mình, vì sợ người kia sau đó sẽ giỏi hơn mình. Anh ta sốt sắng giữ chặt những kiến thức của mình và cảm thấy bị xúc phạm hoặc nổi giận nếu ai đó tặng cho cả thế giới điều mà kẻ keo kiệt coi là khám phá của riêng mình. Một người như vậy, ngoài những vết thương tinh thần khác, chắc chắn sẽ có chứng táo bón. Hãy dùng sự tha thứ để giải phóng sự bủn xỉn, và chứng táo bón sẽ biến mất.
Ví dụ từ cuộc sống
Trong một chuyến đi du lịch, một người bạn đã phàn nàn với tôi rằng cô ấy sắp nổ tung vì chứng táo bón. Nếu ở nhà, thì bằng cách nào đó điều này vẫn có thể chịu đựng được, nhưng trong một chuyến du lịch nó trở thành nỗi thống khổ tột cùng. Tôi ngạc nhiên: ‘Bạn yêu quý, bỏ cái tính keo kiệt đi, sao phải khổ thế!’. - ‘Mình mà keo kiệt nỗi gì, mình đã tiêu hết sạch tiền rồi. Còn cậu ấy, cậu đã mua gì đâu nào! - cô ấy phản đối. ‘Chỉ kẻ keo kiệt mới nói về điều đó, và chỉ có kẻ bủn xỉn mới thấy tiền trôi tuột qua kẽ ngón tay. Mình không gặp rắc rối này. Mình tận hưởng việc tiêu tiền và sau đó chẳng hề hối tiếc’ - tôi giải thích.
Cô ấy đã mất cả ngày để giải phóng bản thân khỏi sự keo kiệt, và đến tối thì vấn đề đã được giải quyết. Kể từ đó, cô đi tiêu đều đặn ba lần một ngày.
Đôi khi tôi sử dụng ví dụ này để chọc cười những người đau khổ. Đặc biệt là chuyện cô ấy tự cho mình là một người vô cùng hào phóng và không hiểu rằng, vì sợ bị mang tiếng là keo kiệt, cô đã tiêu tiền một cách vô tư cho người khác. Những món quà mà trước đây cô ấy tặng cho người khác chẳng làm cô dễ chịu nhiều như những món quà mà giờ đây cô mua tặng, bằng số tiền tương đương. Trước đây, mọi người cảm giác như mình là con nợ của cô, nhưng bây giờ họ đã nhìn thấy biểu hiện của thương yêu trong những món quà.
Keo kiệt là một trong những loại stress dễ dàng giải tỏa nhất.
Chúng ta đến đây từ ngày hôm qua và sẽ tiếp tục đi tới ngày mai.
Những lỗi lầm của mình có thể được sửa ngày hôm nay.
Ngày hôm nay điều này là vẫn có thể.
Thế thì ngày mai có thể đến.
No comments:
Post a Comment