Tuesday, August 10, 2021

V #26. Con người của cảm xúc và con người của cảm giác


Biển người, dưới áp lực nghiền nát của những đợt sóng, trong dằn vặt và đau khổ nảy sinh ý tưởng cần được tĩnh tâm. Bão càng mạnh, thử thách càng nghiêm trọng thì con người càng tìm cách lao sâu hơn xuống nước. Trí tuệ đến dần thông qua sự phát triển đồng thời của cảm xúc (emotion) và cảm giác (feelling).

Con người của cảm xúc (emotion), cũng giống như những đứa trẻ, học hỏi thông qua nỗi đau thể xác. Khi chân bị bầm tím, em bé tích lũy được kinh nghiệm và trở nên thông minh hơn. Bé đã biết cách nâng chân lên cao hơn nhưng chưa giữ được thăng bằng và ngã xuống đất. Không sao đâu, rồi bé cũng sẽ thành thạo việc này, và trán sẽ không nổi đầy bướu nữa. Đây là cách học thông qua đau khổ. Chúng ta gọi đó là kinh nghiệm.

Rất tiếc là ở con người của cảm giác (feeling), trí tuệ phát triển ở cấp độ thể chất, và điều này còn tiếp diễn cho đến khi anh ta nhận thức được bản thân như một nhân cách. 

Hãy nhìn những bức ảnh dưới đây và bạn sẽ thấy rằng cả hai loại người đều có nhược điểm. Cả người này và người kia đều không biết cách hiểu mình và người khác, họ chỉ biết hành động. Sự sáng suốt phát triển sau cùng. Nhưng chúng ta học theo cách này. 

Mỗi người đều có những cảm xúc và cảm giác được cha mẹ trao truyền. 

Nói là biểu hiện của cảm xúc. 

Im lặng là biểu hiện của cảm giác.

Trong một tổng thể thống nhất - gia đình - phải có sự cân bằng hoàn toàn giữa hai khía cạnh này. 

Một khi con người còn chưa học được cách đọc các suy nghĩ thì phương tiện giao tiếp vẫn phải là lời nói. 

Các sắc thái của cảm giác được truyền tải bằng giọng điệu.

Con người của cảm xúc sử dụng ngôn từ, tin vào nó và cho phép lời nói đánh lừa mình. 

Con người của cảm giác lắng nghe sự im lặng, hành động theo cảm giác của mình và không cho phép bị lừa dối bởi lời nói.

Nếu người vợ muốn chồng nói nhiều và yêu cầu của cô ấy được đáp ứng thì gia đình sẽ tan vỡ. Tổng của hai đại lượng giống nhau dẫn đến kết quả ngược lại.  

Nếu người chồng yêu cầu vợ ngừng tán gẫu vô ích và đạt được những gì anh ta muốn, thì nhìn vào những gì thu được bên ngoài người ta có thể nhầm lẫn. Người phụ nữ yếu đuối nuôi dưỡng trong mình sự tức giận, và căng thẳng bên trong sẽ phá vỡ gia đình. Trong gia đình như vậy người ta thường bắt nạt lẫn nhau. 

Khi vai diễn được hoán đổi, tức là vợ ít nói còn chồng nói nhiều thì các quy luật tự nhiên bị đảo lộn, và trong điều kiện phát triển hiện đại, kẻ chịu thiệt thòi chính là người giữ im lặng. Nếu người này học được cách suy nghĩ đúng đắn, thì đau khổ sẽ kết thúc - sự hiểu biết sẽ đến với người đó. Và nửa kia sẽ thay đổi.

Trong mọi trường hợp, người nói quá nhiều thường trải nghiệm nỗi sợ rằng người khác hiểu lầm mình hoặc hoàn toàn không hiểu mình. 

Đó là nỗi sợ tôi không được yêu thương, bởi vì tôi không được đánh giá đúng mức. Bằng việc nói nhiều, một người cứ cố gắng giải thích điều gì đó, chứng minh, biện minh cho mình, mà không nhận thấy rằng đối với người nghe thông minh, lời nói của anh ta thật nhàm chán và kỳ cục.

Nếu những kiểu người đối lập bước vào cuộc sống hôn nhân - một người nói rất nhiều và một người rất kiệm lời, thì họ có khả năng đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống. Trong trường hợp này, điều kiện duy nhất là cả hai cần hiểu nhau, khi đó tình yêu cũng sẽ được gìn giữ. Nếu cả hai đều muốn chiếm ưu thế thì họ sẽ nhanh chóng chia tay. Lập luận của những người này là: ‘Chúng tôi quá khác biệt nên cãi nhau vì bất cứ lý do gì. Chúng tôi luôn có những quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau’. Những người như vậy tự tước mất của mình nhiều giá trị tinh thần.

Các cặp vợ chồng có tính cách giống nhau, vừa biết nói vừa biết im lặng, hỗ trợ nhau trong mọi việc, giống như những người chèo lái trên biển đời êm đềm, có thể vượt qua những quãng đường dài. Điều quan trọng là họ không say sưa trong yên bình. Cuộc sống quá bình lặng sẽ đơn điệu, chả dạy dỗ được bao nhiêu và mọi người bắt đầu tìm kiếm cảm giác mạnh. Chúng ta cũng chỉ là con người thôi mà! Đây là cách một cơn bão xuất hiện trong bình yên quá mức. 

Chúng tôi hiểu nhau hoàn toàn, chưa bao giờ cãi cọ. Tôi không hiểu tại sao anh ấy lại bỏ đi. Tôi thậm chí còn không biết giận. Tôi biết rằng với người kia anh ấy không sung sướng gì, nhưng tôi sẽ không chấp nhận anh ấy quay lại’. Lời phàn nàn truyền thống thường nghe như vậy. Và người đó tự cho là mình đang yêu. Như vậy cảm xúc cũng là cần thiết. Chúng dẫn đến những cuộc cãi vã, giúp thanh lọc không khí, giống như bão tố. Nhưng giông bão quá thường xuyên sẽ làm con người kiệt quệ.

Ai biết cãi vã, người đó biết yêu.

Các cuộc cãi cọ không được xúc phạm hoặc làm bẽ mặt bạn đời. Người không hiểu điều này sẽ gieo rắc bất hòa, và ẩu đả sẽ chẳng còn xa. Không nên sợ cãi vã mà nên sợ xung đột. Sự khác biệt giữa chúng nằm ở việc biết hay không biết kiểm soát cơn tức giận của mình. Người giải tỏa được cơn giận sẽ không bao giờ đưa cãi vã tới xung đột. Người không biết cách tha thứ sẽ làm mối bất hòa thêm trầm trọng, và ngăn chặn nó là việc rất khó khăn. 

Như vậy, cái gì cũng có mặt tốt và mặt xấu, nhưng nếu một người mơ ước quá mức về điều tốt thì sớm muộn gì điều xấu cũng đổ lên đầu họ. Tốt và xấu không thể hợp nhất làm một, như phần cháo bị cháy trong nồi cháo. Chúng cần độc lập với nhau, như cháo và nồi, bổ sung lẫn nhau. 

No comments:

Post a Comment