Monday, November 7, 2022

V #33. ‘Lạnh. Ấm. Nóng’ - Sốt là cách để cân bằng sự tức giận

Chắc hẳn các bạn đều đã biết đến trò chơi này từ khi còn nhỏ. Chúng ta liên tục chơi trò này trong cuộc sống, nhưng không đánh giá nó đúng mức. Ta coi việc điều hòa nhiệt độ của cơ thể là một quá trình tự động và không nghĩ gì xa hơn. Nhiệt độ của cơ thể là một trong những phương thức cân bằng sự tức giận ở cấp độ vật lý. Ai chưa biết suy nghĩ đúng đắn sẽ được thân thể giúp đỡ.  

Trò chơi trẻ em 'Lạnh. Ấm. Nóng' nhằm mục đích giúp nhân vật chính của trò chơi, trong khoảng thời gian giới hạn, tìm được các đồ vật bị giấu, dựa vào gợi ý của những người chơi khác. Ví dụ, vào ngày sinh nhật, các bạn đến chơi nhà sẽ giấu phần quà của mình ở đâu đó trong phòng, và yêu cầu nhân vật chính đi tìm quà. Nếu người này di chuyển sai hướng so với mục tiêu, các bạn sẽ nói ‘Lạnh, lạnh quá’, nếu người đó di chuyển gần đúng hướng thì mọi người nói ‘Ấm, ấm hơn rồi’, còn nếu người chơi chính đã tới rất gần đích thì mọi người sẽ nói ‘Nóng quá, nóng quá’. 

Một người là khỏe mạnh nếu năng lượng tích cực và tiêu cực của người đó ở trạng thái cân bằng chuyển động (moving balance). Thật không may, chúng ta đã quen nhìn cuộc sống như một trận chiến. Và không cuộc đấu tranh giành sự sống nào không có giận dữ, và cứ thế sự tức giận tích tụ, cho đến khi nó đạt mức nguy hiểm, nó bắt đầu tàn phá cơ thể. Cơ thể cố gắng ngăn chặn sự phá hủy.

Bằng cách nào ?

Chúng ta ngạc nhiên rằng những đứa trẻ khỏe mạnh không sợ lạnh, và coi đó là sự tôi luyện. Cũng tự nhiên là người già, đặc biệt là phụ nữ, rất thích ấm áp. Chúng ta ngạc nhiên trước những vị thánh luôn đứng vững trong mọi tình huống, vì họ được phú cho những khả năng đặc biệt. Đây là quan niệm được mọi người chấp nhận. 

Thân nhiệt bình thường không có nghĩa là một người không có tức giận. Nó có nghĩa là người này đã giải phóng cơn giận thông qua la hét hoặc chửi thề, hoặc không giải phóng và không có ý định giải phóng. Anh ta sẵn sàng chiến đấu, và nuôi dưỡng sự tức giận trong mình, để sau này, qua cơn bạo bệnh, anh ta sẽ học những gì chưa được học.

Có những người không thể chịu được lạnh, họ giải thích rằng họ được che chắn quá mức thời thơ ấu, và điều này đúng. Bầu không khí đầy bực tức trong ngôi nhà của cha mẹ khiến một người buộc phải liên tục sống bên bờ vực của khủng hoảng. Chỉ một cơn gió lùa nhỏ, và người đó ngay lập tức đổ bệnh. Một người khác có thể lạnh đóng đá và vẫn khỏe mạnh. Hãy tha thứ cho cha mẹ bạn, hãy làm điều này từ từ và kỹ lưỡng, dần dần bạn sẽ không còn sợ lạnh nữa.

Nóng bức đẩy tức giận ra khỏi cơ thể. 

Giá lạnh ngăn tức giận thoát ra.

Cơ thể với sự tức giận đã tích tụ đến mức ngưỡng sẽ trở nên ốm bệnh.

Nếu trong cơ thể đã tích tụ nhiều giận dữ, thì nhiệt độ sẽ tăng lên - ngọn lửa thanh tẩy của cơ thể. Khi đạt đến điểm ngưỡng, quá trình tiết mồ hôi bắt đầu, điều này cũng giúp cơ thể tự làm sạch những thứ không cần thiết và nhiệt độ giảm xuống. Vì vậy, sức nóng thúc đẩy việc giải phóng cơn giận dữ. Khi cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi, có nghĩa là cơn khủng hoảng đã qua đi và cơ thể đang trên đà hồi phục. Đổ mồ hôi bắt đầu ngay khi một người nhận ra nguyên nhân căn bệnh của mình và xin cơ thể tha thứ cho những sai lầm.

Khi yêu thích  sự ấm áp, chúng ta giúp đỡ cơ thể mình một cách vô thức. Những người sống ở các nước phía bắc có xu hướng dành kỳ nghỉ ở phía nam. Nó giống như đi qua lửa thanh tẩy. Khí hậu nóng nực khiến sự giận dữ  thoát ra ngoài.

Sau khi cảm lạnh, xuất hiện đau kèm theo sốt. Bằng cách này, cơ thể tạo điều kiện giải phóng giận dữ đã tích tụ. 

Một người dùng lạnh để tôi luyện cơ thể một cách có chủ ý sẽ trở nên bình tĩnh, mạnh mẽ và có khả năng chiến đấu. Tuy nhiên, trong anh ta vẫn còn lại sự hiếu chiến tiềm ẩn. Nếu tôi luyện không đi kèm sửa đổi suy nghĩ, mà chỉ nhằm mục đích tăng cường sinh lực và sẵn sàng chiến đấu, thì tiềm năng giận dữ ở người này sẽ gia tăng ghê gớm. 

Quá mức luôn gây hại.

Nóng quá mức hay tác dụng quá nhanh dẫn đến say nhiệt hay say nắng. Điều này có nghĩa là cơ thể vật lý không có khả năng chịu được việc xả cùng lúc quá nhiều tức giận. Nếu chườm nóng vào vùng viêm, nơi nhiệt độ đã tăng cao sẵn, thì ổ viêm sẽ lan ra khắp cơ thể và gây nguy hiểm cho tính mạng. Trước tiên, ổ viêm cần được làm mát, và sau đó mới làm ấm vừa phải. 

Lạnh quá mức ngăn cản sự thoát ra của giận dữ. Tức giận được tích tụ đe dọa tiêu diệt con người từ bên trong. Điều này khiến cơ thể sợ hãi. Khi một người cố gắng giúp cơ thể bằng sự phun trào của cơn giận, cảm giác ấm áp sẽ xuất hiện. Ai nhận ra nguy hiểm, người đó sẽ không lạnh cóng. Nếu đặt một người đang lạnh cóng vào bồn tắm nước nóng, người đó sẽ chết, vì sự thoát ra quá nhanh của tức giận là không chịu đựng nổi.  

Hãy nằm ngâm mình trong bồn nước lạnh, chỉ để hở mặt trên mặt nước, và theo dõi cảm giác của mình. Rất ít người làm được điều này - đa số sẽ hét toáng lên và nhảy ra khỏi nước lạnh. Người này thì quá nhạy cảm với lạnh ở vùng bụng, người khác thì ở vùng lưng, tùy thuộc vị trí nơi tức giận tích tụ lại. Người có ít tức giận, hoặc tính cách mạnh mẽ, hòa hợp với thế giới nội tâm của mình, có thể ở trong nước lạnh lâu mà không bị bệnh. Điều này chỉ có thể được thực hiện vì một lý do chính đáng. Nếu cái nóng ‘cứu’ một người, thì trong cái lạnh, người đó phải tự cứu mình. Cái lạnh buộc bạn phải suy nghĩ nhân danh sự sống còn. Ai không làm điều này sẽ bắt đầu lao đao vì sợ hãi, lãng phí sức lực của mình cho một cuộc đấu tranh vô nghĩa và chết.

Để trở thành một người đàn ông mạnh mẽ cân bằng, bạn cần phải làm quen đồng đều với lạnh và nóng . Ai bắt đầu giải phóng được tức giận, người đó sẽ không quá lạnh trong băng giá, và không quá nóng dưới cái nắng thiêu đốt nơi sa mạc. Người đó sẽ không bị ốm do sự dao động của nhiệt độ. 

'Yêu thương và Tha thứ'
Luule Viilma 

No comments:

Post a Comment