Một trong những sinh viên của chúng tôi nói với tôi rằng anh được mời phát biểu tại một bữa tiệc. Anh nói rằng anh rất hoảng sợ khi nghĩ đến việc phải nói chuyện trước hàng nghìn người. Anh đã vượt qua nỗi sợ của mình theo cách này: Trong nhiều đêm, anh ngồi trên ghế bành khoảng năm phút và tự nhủ một cách chậm rãi, khẽ khàng và tích cực: ‘Tôi sẽ làm chủ được nỗi sợ này. Tôi đang vượt qua nó bây giờ. Tôi nói chuyện với thái độ đĩnh đạc và tự tin. Tôi đang thư giãn và thoải mái’. Anh đã vận hành một quy luật rõ ràng của tâm trí và vượt qua nỗi sợ của mình.
Tiềm thức có thể tuân theo gợi ý và được điều khiển bởi gợi ý. Khi bạn tĩnh tâm và thư giãn, những suy nghĩ của tâm trí có ý thức sẽ chìm vào tiềm thức thông qua một quá trình tương tự như thẩm thấu, trong đó các chất lỏng bị ngăn cách bởi một màng có nhiều lỗ rỗng sẽ hòa trộn với nhau. Khi những hạt giống hoặc suy nghĩ tích cực này chìm vào vùng tiềm thức, chúng sẽ phát triển theo loại của mình, và bạn trở nên cân bằng, thanh thản và bình tĩnh.
KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA CON NGƯỜI
Người ta nói rằng nỗi sợ là kẻ thù lớn nhất của con người. Nỗi sợ ẩn sau thất bại, bệnh tật và những mối quan hệ tồi tệ giữa con người với nhau. Hàng triệu người sợ quá khứ, tương lai, tuổi già, mất trí và cái chết. Nỗi sợ là một ý nghĩ trong tâm trí bạn, và bạn sợ chính những ý nghĩ của mình.
Một cậu bé có thể bị tê liệt vì sợ hãi khi được bảo rằng có một ông kẹ dưới gầm giường sắp bắt cậu đi. Khi cha cậu bật đèn và chỉ cho cậu thấy không có ông kẹ nào cả, cậu đã thoát khỏi nỗi sợ. Nỗi sợ trong tâm trí cậu bé là có thật, như thể thực sự có một ông kẹ ở đó. Cậu đã được chữa lành khỏi ý nghĩ sai lầm trong tâm trí. Điều cậu lo sợ không hề tồn tại. Tương tự như vậy, hầu hết những nỗi sợ của bạn đều không có thực. Chúng chỉ đơn thuần là sự kết khối của những cái bóng hắc ám, và những cái bóng thì không có thực.
Cô đã vượt qua nó bằng kỹ thuật sau: Ba lần một ngày cô tự cô lập mình trong phòng. Cô thoải mái ngồi xuống ghế bành, thả lỏng cơ thể và nhắm mắt lại. Cô làm dịu tâm trí và cơ thể mình tốt nhất có thể. Sức ỳ của cơ thể tạo điều kiện cho sự thụ động và khiến tâm trí dễ tiếp thu những gợi ý hơn. Cô chống lại gợi ý nỗi sợ bằng điều ngược lại, tự nói với mình: 'Tôi hát rất hay. Tôi cân bằng, thanh thản, tự tin và bình tĩnh’.
Cô lặp lại những lời đó một cách chậm rãi, khẽ khàng và đầy cảm xúc từ năm đến mười lần mỗi phiên ngồi. Cô thực hành ba ‘phiên ngồi’ như vậy mỗi ngày và một phiên ngay trước khi đi ngủ vào ban đêm. Vào cuối tuần, cô đã hoàn toàn bình tĩnh và tự tin và đã có một buổi thử giọng hết sức xuất sắc. Hãy thực hiện quy trình trên, và nỗi sợ chắc chắn sẽ biến mất.
NỖI SỢ THẤT BẠI
Thỉnh thoảng những chàng trai trẻ từ trường đại học địa phương đến gặp tôi, cũng như các thầy cô ở trường phổ thông, những người thường có vẻ mắc chứng mất trí nhớ ám thị khi thi cử. Lời phàn nàn luôn giống nhau: ‘Tôi biết câu trả lời sau khi bài thi kết thúc, nhưng tôi không thể nhớ ra câu trả lời lúc làm bài thi’.
Ý ưởng có thể tự nó hiện thực hóa là ý tưởng mà chúng ta luôn tập trung chú ý. Tôi phát hiện ra rằng mỗi người đều bị ám ảnh bởi ý tưởng về sự thất bại. Nỗi sợ ẩn sau chứng mất trí nhớ tạm thời và nó là nguyên nhân của toàn bộ trải nghiệm.
Một sinh viên y khoa trẻ tuổi là người xuất sắc nhất trong lớp, vậy mà cậu lại rơi vào tình cảnh không thể trả lời những câu hỏi đơn giản trong các bài kiểm tra viết hoặc vấn đáp. Tôi giải thích với cậu rằng lý do là cậu đã lo lắng và sợ hãi trong vài ngày trước kỳ thi. Những suy nghĩ tiêu cực này được nạp đầy nỗi sợ.
Những suy nghĩ bị bao bọc bởi cảm xúc sợ hãi mạnh mẽ đã được hiện thực hóa trong tiềm thức. Nói cách khác, chàng trai trẻ này đã yêu cầu tiềm thức của mình đảm bảo rằng anh thất bại, và tiềm thức đã làm đúng như vậy. Vào ngày kiểm tra, anh bị tấn công bởi thứ mà giới tâm lý học gọi là chứng mất trí nhớ ám thị.
CẬU ẤY ĐÃ VƯỢT QUA NỖI SỢ NHƯ THẾ NÀO
Chàng thanh niên hiểu được rằng tiềm thức của cậu là kho lưu trữ ký ức và nó ghi lại hoàn hảo tất cả những gì cậu đã nghe và đọc trong quá trình học ngành y. Hơn nữa, cậu còn biết được rằng tiềm thức có tính phản ứng và tương hỗ. Cách để hòa hợp với nó là cảm thấy thoải mái, bình yên và tự tin. Mỗi đêm và sáng cậu bắt đầu tưởng tượng mẹ đang chúc mừng cậu vì thành tích tuyệt vời. Cậu sẽ cầm trên tay một lá thư tưởng tượng của bà. Khi bắt đầu chiêm nghiệm một kết cục hạnh phúc, cậu đã kêu gọi trong mình một phản ứng tương ứng hoặc tương hỗ.
*****
Bài tiếp theo: #68 Làm chủ kỹ thuật vượt qua mọi nỗi sợ
No comments:
Post a Comment