Nếu cha mẹ cố gắng cải thiện cuộc sống gia đình chỉ bằng công việc thì tình yêu thương của họ ngày càng mong manh. Con của họ có thể đột nhiên, chẳng có nguyên cớ gì, mắc bệnh tiểu đường, bởi vì không ai có thể ngờ rằng đối với một đứa trẻ, một cuộc cãi vã đơn giản của bố mẹ có thể mang ý nghĩa một trận tranh cãi lớn.
Đối với đứa trẻ, những cuộc đấu khẩu của cha mẹ là sự hủy diệt của tình yêu. Một cuộc cãi lộn nhỏ có thể là giọt nước cuối cùng làm tràn ly, bật đèn xanh cho căn bệnh tiểu đường. Nơi mà của cải được coi là nền tảng của gia đình thì khi gặp thất bại, tức giận sẽ dễ dàng phát sinh.
Sự tức giận mang tính hủy hoại chống lại thất bại của người chồng sẽ trở thành lời buộc tội người đàn ông này và bắt đầu phá hủy tuyến tụy. Người chồng vốn đã cố gắng làm điều không thể, nay lại đáp trả bằng những lời buộc tội lăng mạ hướng tới vợ mình. Đây là cách nảy sinh lòng thù hận đối với những cái vuốt ve, âu yếm, những mộng tưởng ngọt ngào họ dành cho nhau.
Vào những khoảnh khắc như vậy, ý nghĩa của cuộc sống biến mất, vì đối thủ đã làm tổn thương sâu sắc những thiện ý chân thành và riêng tư.
Tuyến tụy nằm ở nửa người bên trái, ở nửa người nam. Tuyến tụy, là mô mềm, mang tính nữ.
Tuyến tụy bị bệnh giống như một người nữ hung hãn trong lãnh địa của người nam.
Bệnh tiểu đường là sự giận dữ mang tính phá hủy của nữ đối với nam và sự tức giận đáp trả cũng mang tính hủy hoại của người nam đối với người nữ. Bản chất của giận dữ là ‘bên kia đã phá hủy hạnh phúc cuộc sống và cái đẹp’.
Tiểu đường là căn bệnh của sự hận thù công khai hay hận thù thầm kín, xấu tính, nhỏ nhen và bội bạc. Bệnh tiểu đường tìm đến những nơi mà các giấc mơ huyền ảo không thành hiện thực.
Tuyến tụy
Tuyến tụy nằm trong vùng cảm giác có lỗi. Tiểu đường là sự hủy diệt các tiểu đảo Langerhans của tuyến tụy. Chỉ có giận dữ mới dẫn tới hủy diệt. Vì vậy, bệnh tiểu đường gắn liền với sự kết tội. Kết tội kẻ muốn ở cao hơn người khác. Người đã yêu thì không có ham muốn và nhu cầu ở cao hơn.
Bệnh tiểu đường xảy ra ở tuổi già cho thấy, cùng với tuổi tác, một người nghiện công việc bắt đầu ngày càng chán ghét bạn đời, bởi vì công việc quá sức đã chôn vùi tình yêu trong người đó. Người này không còn nhớ vì sao mình được sinh ra trên đời này. Họ quên rằng công việc tồn tại vì con người, không phải con người vì công việc. Họ kết tội và bêu xấu người kia, và tự hủy hoại bản thân gấp hai lần. Bệnh tiểu đường ở tuổi già là điển hình đối với phụ nữ. Và tất cả chỉ vì họ thích tìm kiếm khuyết điểm ở người khác, đặc biệt là ở đàn ông, để làm ngọt ngào thêm cuộc sống của mình.
Cơ thể của người bị tiểu đường khi đã về già cho thấy cha mẹ người đó không yêu thương nhau. Họ coi trọng những thứ khác và đổ lỗi cho nhau về mọi điều. Sự giận dữ của họ đã khiến cuộc sống trở nên cay đắng đến mức, thông qua thân xác của đứa trẻ, họ phải rút ra bài học từ việc chưa làm cho cuộc đời ngọt ngào đúng cách. Tiểu đường là một nỗ lực của cơ thể con người khiến cuộc sống ngọt ngào hơn.
Nói chung, tiểu đường là bệnh của hệ thống miễn dịch. Miễn dịch được cung cấp bởi tuyến ức. Tuyến này nằm ở bên trái và bên phải của khí quản, trong khu vực bị kiểm soát bởi nỗi sợ hãi ‘Tôi không được yêu thương’.
Tiểu đường là căn bệnh di truyền. Nói ngắn gọn, di truyền là một quy luật của tự nhiên, theo đó những thứ giống nhau sẽ hấp dẫn nhau. Chúng ta thừa hưởng tư chất của cha mẹ, kể cả nếu chúng ta chẳng có gì khác để thừa hưởng, và giá trị sống cao nhất nằm ở đó, vì trí tuệ vĩnh hằng của linh hồn bắt nguồn từ đây.
'Yêu thương và Tha thứ'
Luule Viilma
No comments:
Post a Comment