Saturday, June 26, 2021

V #10. Tha thứ cho cha mẹ và ông bà là giải thoát cho chính mình

 


Người biết tha thứ cho cha mẹ và ông bà sẽ giải thoát tâm trí của ông bà cha mẹ khỏi tội lỗi, đồng thời cũng giải phóng được tâm trí của các thế hệ trước và của chính mình cho những kiếp sau.

Mỗi bậc cha mẹ chưa thu xếp ổn thỏa cuộc sống của con mình đều mang trong tâm gánh nặng tội lỗi không thể giải thích - lỗi lầm của họ là không thể sửa chữa. 

Mỗi đứa trẻ khi bước vào đời, chuộc lỗi của cha mẹ để có được sự khôn ngoan, nhưng đã không tha thứ cho cha mẹ, và như vậy là không học được những gì cần thiết, cũng mang trong mình cảm giác tội lỗi không thể giải thích. Sự tha thứ có sức mạnh lớn lao hơn chúng ta tưởng. 

Một ví dụ từ cuộc sống

Một phụ nữ tới phòng khám - đó là một bệnh nhân tâm thần, quay cút bởi những nỗi sợ hãi, cô ấy không giấu giếm sự bất an trong cuộc sống và những chẩn đoán bệnh tâm thần của mình. Cùng với những giải thích của tôi về các vấn đề mà cô thừa hưởng từ cha mẹ, mà cô đã tự nguyện tìm đến để giải quyết, ý thức của cô dần sáng tỏ, và tới cuối buổi thăm khám, cô ấy đã suy nghĩ thông minh hơn bất kỳ người nào khác được cho là có suy nghĩ bình thường. 

Từ lòng nhiệt thành của cô ấy toát ra sự nồng ấm và khát khao thấu hiểu, nhưng nỗi sợ hãi khiến cô trông như con thú rừng bị săn đuổi. Cô tê dại vì hạnh phúc khi nhận ra nỗi thống khổ về tinh thần của mẹ mình, một người phụ nữ kém may mắn, vô đạo đức, buộc lòng phải bỏ rơi các con. Nỗi thống khổ của đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi không khiến cô trở nên chai sạn, vì cô hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm ra rằng mẹ không hề tồi tệ. Nỗi sợ hãi ‘Tôi không được yêu thương’ di truyền từ mẹ đã biến cô thành người bệnh tâm thần, nhưng không dẫn đến hận thù.

Cô rất muốn biết tại sao mẹ lại như vậy, vì nhất định phải có lý do. Nguyên nhân nằm ở bà ngoại, bằng lòng ham muốn quyền lực, bà đã hủy hoại chồng mình. Đứa trẻ rất yêu quý cha, nhưng vẻ ngoài và cách cư xử của ông lại khiến nó thấy ác cảm. Cô bé sợ cả cha lẫn mẹ, bỏ nhà đi lang thang khắp thế gian để tìm kiếm tình yêu. Nỗi sợ hãi của cô và sự thiếu vắng khả năng yêu thương đã thu hút những người đàn ông tương tự. Trong cuồng nhiệt của yêu đương, họ đã tạo ra những đứa trẻ, và sau đó bỏ rơi chúng. Càng về sau, cảm giác tội lỗi của người mẹ đối với những đứa con gia tăng tới mức cô chỉ thích bầu bạn với người lạ, những người không biết về cô và không chế diễu dè bỉu cô. 

Người phụ nữ lắng nghe câu chuyện của tôi với sự thấu hiểu. Từ từ, từ từ, đôi mắt cô sáng lên, lo âu không còn nữa. Không một tiếng than vãn, rên rỉ - cô đang suy tư. Sau đó, cô ấy nói rằng cô cũng để lại những đứa trẻ cho người khác nuôi dưỡng và con gái sẽ không bao giờ tha thứ cho cô ấy vì điều này.

Người phụ nữ này thừa nhận mình giống mẹ, nhưng thở dài và thêm rằng con gái cô sẽ không thừa nhận nó giống mẹ và sẽ không tha thứ cho cô. 

'Chị hãy xin con gái tha thứ cho những lỗi lầm của mình cả trong suy nghĩ và bằng hành động. Chị hiểu rất rõ rằng từ thế hệ này qua thế hệ khác, các lỗi lầm ngày càng gia tăng. Chị là nhân vật trung tâm của ba thế hệ, chị là người cần sửa sai’, tôi căn dặn.

‘Tôi đã hiểu điều này. Con trai tôi, người đã đến gặp bác sĩ, đã cho tôi nghe đoạn ghi âm trong đó bác sĩ giải thích rõ ràng về số phận của ông bà cha mẹ nó. Tôi cũng giống hệt vậy, chỉ có điều là tệ hơn. Bác sĩ không muốn làm tổn thương con trai tôi và đã không kể hết mọi điều. Con trai đã tha thứ cho tôi, tôi có thể cảm nhận được điều đó. Nhưng con gái sẽ không tha thứ’. Bà không trách con gái mình và sẵn sàng sửa chữa lỗi lầm cho dù đó là một công việc hết sức khó khăn.  

Trước đó, cô con gái của người phụ nữ này cũng đã tới phòng khám cùng đứa con của mình. Cô ấy hóa ra là một cô gái trẻ rất kiêu ngạo, sẵn sàng nhảy dựng lên và bỏ ra ngoài, miễn sao không phải nghe những gì có thể khiến cô khó chịu. 'Sao cơ, yêu người mẹ thế này và tha thứ cho bà ấy? Không bao giờ! Rồi bà ấy lại nghĩ mọi sự trên đời bà ấy đều làm đúng cả. Tôi sẽ không bao giờ chọn cho mình người mẹ như vậy, đơn giản là không thể'. 

Cô ấy đã không thể hiểu câu từ có nghĩa gì: chúng ta cần làm sáng tỏ mọi điều trên thế gian hoặc theo cách ngu ngốc - khiến mình bầm dập, hoặc theo cách thông minh - học hỏi từ sai lầm của người khác. Đây là chuyện riêng của cô ấy, và cô phải tự mình hiểu cho ra.

Cô gái trẻ này trông giống như một người chịu đau đớn. Những mục tiêu đẹp đẽ và cao cả, sự hiểu biết sáng suốt về sai lầm của bản thân, mong muốn bảo vệ người khác, tuy nhiên bộ dạng của kẻ chịu đau đớn - người ta khiến tôi bị tổn thương, và tôi không thể tha thứ cho điều này - báo trước về những đau khổ mới, bởi vì góc nhìn của cô đã trở nên cứng nhắc. Ở độ tuổi còn trẻ, cô chưa trải qua những khủng hoảng lớn. Và rằng vào một trong những kiếp sống trước chính cô đã bỏ rơi những đứa con của mình, cô không hề nhớ.   

Đây là ví dụ về sự mất cân bằng của linh hồn, tâm trí và thể xác, dẫn đến bệnh tật.

Xin nhắc lại một lần nữa - chính chúng ta chọn cha mẹ mình vì điều xấu. Người con có tâm kính trọng cha mẹ, kể cả khi bị họ đối xử không tốt, sẽ có cuộc sống tốt đẹp, sức khỏe dồi dào.

Tôn trọng là năng lượng của tình yêu. Nhưng tôn trọng và yêu thương không nên mù quáng.

Khi một người tích tụ trong mình ngày càng nhiều sự tức giận chống lại người khác hoặc chống lại chính mình, thì bệnh tật sẽ phát triển, gây tổn thương các mô. Sự tức giận càng mạnh, bệnh tình càng nghiêm trọng:

● Các bệnh có tiết dịch + chảy mủ - từ cảm lạnh thông thường đến viêm mủ khu trú và nhiễm trùng huyết nói chung.
● Mô mềm mất tính toàn vẹn - từ vết xước nhỏ đến vết thương lớn.
● Xương mất tính toàn vẹn - từ nứt đến gãy.
● Các khối u, khác nhau về nơi khu trú và đặc điểm - từ u lành tính đến ung thư.
● Các bệnh truyền nhiễm mới và ít được biết đến, nhanh chóng dẫn tới tử vong - từ AIDS đến những căn bệnh còn chưa được đặt tên. 

Con đường ngắn nhất từ ​​nỗi sợ ‘Tôi không được yêu thương’ đến cái chết đi theo đường chéo của ma trận, và con đường này mở ra cho các bệnh liên quan đến chuyển hóa và suy giảm miễn dịch.

Miễn dịch được đảm bảo bởi tuyến ức. Tuyến này đáng ra phải có kích thước bằng bàn tay con người. Ở người trưởng thành hiện đại, tuyến ức chỉ như một tàn dư sót lại, kích thước bằng đầu ngón tay cái, không có khả năng thực hiện các chức năng của mình. Sự thay đổi này bắt nguồn từ nỗi sợ 'Tôi không được yêu thương'.

Nếu nỗi sợ 'Tôi không được yêu thương' phát triển thành sự chai sạn và tức giận rằng người ta không yêu thương tôi, và nếu cảm giác này biến thành sự trì trệ, thờ ơ với mọi người và với chính mình, hoặc chuyển thành mong muốn tìm cách giành lấy tình yêu của ai đó, còn sự tắc nghẽn lớn tới mức không còn bóng dáng của tình yêu, hoặc ước muốn trở nên quá viển vông, thì đã đến lúc để căn bệnh AIDS lên tiếng.

Nơi mà AIDS bắt đầu, nhu cầu về một tình yêu thiêng liêng kết thúc. Khi tình yêu biến thành một thứ đồ, người ta bắt đầu coi trọng tài sản. Sự thống trị của chủ nghĩa vật chất cực đoan nảy sinh từ đây, và người ta thường bằng lòng với nó chừng nào mà phát triển tâm linh còn bị ngăn cản, vì linh hồn chỉ vận động nhờ sức mạnh của tình yêu. 

Dù cho việc sùng bái sự giàu sang mới chỉ ở trong suy nghĩ hay đã ở trong việc làm, có một điều chắc chắn: linh hồn này bị thiếu thức ăn cho tâm hồn, đó là tình yêu.

AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch. Nói một cách tượng trưng:
● Miễn dịch là tình yêu từ tâm hồn.
● Tâm hồn là người mẹ.
● Hội chứng là tập hợp các triệu chứng.

Như vậy, AIDS là tập hợp các triệu chứng đặc trưng cho sự thiếu vắng tình yêu thương của mẹ.

Nơi mà chỗ đứng của mẹ đã được dành cho tiền bạc, nơi mà ý tưởng 'có tiền là có tất cả, kể cả tình yêu' đã bén rễ, ở đó có vùng đất màu mỡ để AIDS xuất hiện.

Bệnh nhân AIDS có thể cảm nhận với nỗi buồn sâu sắc sự thiếu vắng của thứ có thể mang lại cho anh ta sức sống - đó là tình yêu của mẹ. Nếu người bệnh có thể tha thứ cho những lỗi lầm của mẹ thì bệnh tật sẽ lui. Đây là công việc hết sức khó khăn đối với những người coi trọng của cải.

'Yêu thương và Tha thứ'
Luule Viilma

No comments:

Post a Comment