Tuesday, June 29, 2021

V #11. Nỗi sợ hãi thu hút điều xấu, sự tức giận hủy hoại con người


Nó hủy hoại, ở mọi nơi trong cơ thể và theo mọi cách - dù là vết thương khó lành, hiện tượng xuất tiết mủ (ho, sổ mũi, khối áp xe), gãy xương, mềm xương, thấp khớp phá hủy xương, vỡ mạch máu (xuất huyết trên bề mặt cơ thể hoặc ở các khoang bên trong, đột quỵ, nhồi máu cơ tim) hoặc ung thư. Có rất nhiều hình thức nhưng nguyên tắc chỉ có một - sự tức giận dẫn tới hủy diệt. 

Một người đàn ông 45 tuổi phàn nàn về chứng đau và hạn chế vận động ở khớp khuỷu của cánh tay phải. Mặc dù đã chườm và điều trị bằng thuốc xoa tại chỗ, cơn đau không thuyên giảm, mà trái lại ngày càng dữ dội. Người đàn ông giải thích căn bệnh của mình là do phải làm công việc xây dựng lạ lẫm và việc vặn ốc vít. 

Nếu đúng như vậy, tình trạng hoạt động quá mức của cơ và gân đã phải mất đi sau một tuần.

Tôi giải thích: Cánh tay + phía bên phải của cơ thể = nỗi sợ ‘tôi không được yêu thương’ liên quan tới phái nữ, dẫn tới sự ép buộc phải làm việc cật lực để có được tình yêu. Cánh tay chống lại công việc như vậy. Nó sẵn sàng hoạt động nếu người đàn ông giải tỏa căng thẳng, nhưng người đàn ông một mực khăng khăng - tôi có phàn nàn về sự căng thẳng này đâu, vậy là tôi không có căng thẳng

Tôi không có ý định tranh luận. Anh ta không muốn khỏe lại, nghĩa là không muốn! Mọi người đều có quyền khỏe mạnh hay ốm đau, chỉ có điều người bệnh cần biết rằng anh ta tỏa năng lượng tiêu cực ra môi trường xung quanh, và trước hết là cho gia đình mình. Không sớm thì muộn, điều này sẽ dẫn đến mâu thuẫn gia đình.

Sự cân đối của khung xương trẻ em phụ thuộc vào sự hài hòa của gia đình, vì vậy sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu suy nghĩ từ bây giờ. Xương chậu của người đàn ông này bị võng sang trái và ra sau. Anh ta thậm chí không thể ngờ rằng tình trạng khó chịu ở đầu gối trong thời thơ ấu bắt nguồn từ điều này. Trong nhà người mẹ nắm quyền chỉ huy, người cha chán nản và lui vào phía sau. Không có tiến bộ trong cuộc sống, mong ước của cả mẹ và cha đều lớn hơn khả năng đạt được những gì họ muốn. Nỗi sợ hãi ‘tôi không được yêu thương’ của người cha ngày càng lớn, và ở độ tuổi trung niên, ông bắt đầu khiến mọi người, kể cả chính mình, ngày càng kinh ngạc bởi những cơn cáu gắt và tức giận. 

Sâu bên trong, người con trai bắt đầu phản đối tất cả những điều này, nhưng nỗi sợ ‘tôi không được yêu thương’ khiến anh phải giữ im lặng. Cả cuộc đời, anh bước đi như kẻ chịu đựng thầm lặng. Bài học tinh thần chưa được nhận ra, sự phản kháng đối với mẹ (nữ giới) thì gia tăng, trong khi việc phụng sự để đổi lấy tình yêu thì vẫn tiếp tục, vì vậy giờ đây cơ thể từ chối tuân theo sự cưỡng bách. Và người đàn ông không biết rằng bất kỳ ép buộc nào cũng là sự tức giận. 

Phản kháng là sự tức giận, kể cả khi nó chưa bao giờ được thể hiện ra bằng lời nói hay việc làm. 

Cơ thể cần người đàn ông tha thứ cho những tức giận và phản kháng, bắt rễ từ sự đè nén của phụ nữ. Cơ thể cần anh ta tha thứ cho sự thống trị của đàn bà và nỗi sợ ‘tôi không được yêu thương’ của chính mình. Ngay lập tức, người đàn ông phản ứng: ‘Có ích gì chứ nếu cứ mỗi lần tôi đến với mẹ lại có chuyện gì đó xảy ra. Lại có gì đó không ổn hoặc gãy hỏng! Một lần nữa tôi lại phải lo xử lý. Lúc nào, lúc nào cũng là vậy…'. Anh ấy nghĩ mình không hề phóng đại chuyện này. 

Nỗi sợ kiểu gì cũng bị ép làm mọi thứ trái ý mình đã tạo ra tình huống, trong đó anh phải trải qua nỗi sợ hãi này. Như chúng ta đã biết - khung xương là người cha, xương chậu là gia đình. Cột sống của cơ thể con người là hệ thống đòn bẩy sơ đẳng nhất. 

Một chiếc đòn bẩy cân bằng sẽ hoạt động giống như cơ chế của kim đồng hồ, nói chung kể cả khi các cơ hoạt động quá mức, chúng cũng không bị đau. Nhưng khi xương chậu bị lệch, cột sống không thể giữ thẳng - nó hoặc cong vẹo hoặc căng ra như cánh cung, khiến đai vai bị mất cân bằng. Điều này làm gián đoạn chức năng vận động của tay. Cơ bắp và gân cốt không thể chịu được lâu tình trạng vận động quá sức mất cân bằng. Nếu không đưa bộ xương về trạng thái quân bình thì không thể chữa khỏi chúng hoàn toàn.   

Nam giới thường lựa chọn người phụ nữ giống mẹ mình làm vợ. Và người đàn ông này cũng không phải ngoại lệ. Kể cả khi người vợ không giống như vậy, anh ta cũng đã hình thành đánh giá về cô ấy rồi. Người đàn ông, cuối cùng ở độ tuổi 45, đã tìm được thời gian rảnh giữa những lúc giúp mẹ để làm việc của mình và đã giành được tình yêu của vợ, giờ đây anh ta lo rằng mẹ sẽ đòi anh giúp đỡ ngày một nhiều hơn. Dù có xoay xở thế nào thì sức lực và thời gian cũng không còn đủ nữa. Cũng vậy cả thôi, chẳng ai coi anh ra gì. 

Và chuyện đã xảy ra đúng như vậy - nếu không thì nó đã đi ngược quy luật tự nhiên. Và công cụ lao động chính của người đàn ông, cánh tay - đã từ chối làm việc. Cơ thể đã đến để giải cứu, để anh có thể đàng hoàng nói rằng: ‘Tay tôi bị đau, tôi không thể làm những việc được yêu cầu’.

Người đàn ông này là một con người tốt, cần cù chịu khó, nhưng những nỗ lực của anh đã không mang lại nhiều lợi ích như mong đợi. Vì cảm thấy có lỗi, anh thường xuyên sống trong nỗi lo rằng mọi người không hài lòng với anh, và chính anh cũng trở nên không vừa ý với bản thân và những người khác. Nỗi sợ hãi trước những đòi hỏi, thất bại, những tổn thương đã thu hút chính xác những gì anh sợ. Anh không biết quy luật tự nhiên, theo đó, những thứ giống nhau sẽ hút nhau. Bực tức, hối tiếc và oán giận càng làm gia tăng chứng trầm cảm.  

Gan là nơi trú ngụ của tức giận và thịnh nộ. Chứng vàng da, bắt nguồn từ nỗi sợ sự tức giận, bắt đầu bộc lộ từ khi anh còn trẻ, nhưng người đàn ông giải thích tình trạng khó chịu này bằng chế độ ăn uống không hợp lý, mặc dù anh không thể không thừa nhận rằng khi anh lo lắng hơn bình thường, gan bắt đầu dở chứng. Tính cách bướng bỉnh của người Estonia lúc đầu không cho phép anh hiểu được bản chất căn bệnh của mình. 


Một gia đình hài hòa 
Một khung chậu cân đối  
Một khung xương cân đối  
Một linh hồn và tâm hồn hài hòa   
MỘT CON NGƯỜI HÀI HÒA 

Sự bướng bỉnh tác động đến phần cổ. Ở người cứng đầu, cột sống cổ bị mất cân bằng, gây chèn ép các dây thần kinh, và từ cơn đau cấp tính, cổ trở nên bất động. Cho dù có được gọi là viêm rễ thần kinh cột sống cổ hay đau dây thần kinh thì cũng chả có gì khác biệt! Nguyên nhân của căn bệnh là nỗi sợ ‘tôi không được yêu thương’ + sự tức giận vì mọi người không yêu thương mình (tức là không hiểu, không quan tâm, hay săm soi bắt bẻ v.v.), điều này buộc kẻ cứng đầu phải bẻ cong đường thẳng.  


No comments:

Post a Comment