Monday, July 12, 2021

V #18. Về sự căng thẳng, bệnh tim mạch, chứng nghiện rượu và tự tử

Căng thẳng là một phần không thể thiếu của con người


Vạn vật có hai mặt và suy nghĩ cũng vậy. Cảm giác tội lỗi là tốt chừng nào nó không vượt quá ý thức về nghĩa vụ, động lực thúc đẩy con người tiến về phía trước. Sự tức giận là tốt chừng nào nó phát ra sức mạnh để bảo vệ sự sống. Chúng được gọi là những căng thẳng tích cực.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta quen coi căng thẳng là tiêu cực. 

Nỗi sợ tôi không được yêu thương làm mất đi sự sáng suốt. Con người không còn khả năng suy nghĩ, và một chuỗi căng thẳng giống như tuyết lở phát triển trong anh ta - cảm giác tội lỗi chuyển thành ham muốn cuồng nhiệt, và điều này đến lượt mình trở thành giận dữ, cho tới tận khi cái chết ập đến. 

Cảm giác tội lỗi khiến một người trở nên yếu đuối và dễ bị ảnh hưởng bởi những điều tồi tệ. 

Nỗi sợ hãi thu hút điều xấu. Sự tức giận hủy hoại con người.

***

Về bệnh tim mạch

Cảm giác tội lỗi - đó là sự căng thẳng của con tim. Nếu một người đã làm điều gì đó sai trái trong cuộc sống, hoặc không làm những gì được đòi hỏi, hoặc để lại sai lầm không được sửa chữa, thì một cảm giác tội lỗi không thể giải thích được sẽ nảy sinh trong tâm hồn anh ta. Nếu anh ta không giải thoát mình khỏi cảm giác tội lỗi, thì anh ta sẽ thu hút sự buộc tội về phía mình. 

‘Tâm hồn tôi đau đớn, trái tim tôi nặng trĩu, chỉ muốn rên rỉ, không thể thở được’ - người ấy sẽ nói. Đây là dấu hiệu cho thấy cảm giác tội lỗi đã đè nặng lên tim và tuần hoàn máu bị chậm lại.

Máu có ý nghĩa gì?

Máu nuôi dưỡng tế bào và đưa các chất cặn bã của tế bào đến cơ quan bài tiết. Khi tuần hoàn máu chậm lại, cung cấp dinh dưỡng và thanh tẩy cặn bã đều giảm sút. Nếu không được nuôi dưỡng, tế bào sẽ chết và phải được loại bỏ khỏi cơ thể. Bởi vì tuần hoàn máu bị chậm lại, quá trình này sẽ gặp khó khăn. Cơ thể bắt đầu tích tụ ngày càng nhiều cặn bã. Bạn có thể tự điều trị bằng các loại thuốc tốt nhất và thanh lọc cơ thể bằng các các sản phẩm tự nhiên hoặc ăn chay, nhưng nếu cảm giác tội lỗi ngày càng lớn thì sẽ chẳng ích gì.

Để rõ ràng hơn, tôi sẽ đưa ra một ví dụ thô thiển - nếu nước thải chảy nhanh qua đường ống thoát nước, thì đường ống sẽ sáng lên, và nếu nó chảy chậm thì đường ống sẽ bị tắc. Đây là sự thật đơn giản về bệnh tim mạch và sự gia tăng nhanh chóng của nó trên toàn thế giới.

Dưới sức mạnh của cảm giác có lỗi, con người nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, giảm hiệu quả lao động, thờ ơ với công việc và cuộc sống. Sức bền đối với căng thẳng và quá tải giảm sút, bệnh tật xuất hiện. Hứng thú với cuộc đời không còn nữa, cuộc sống mất đi ý nghĩa, bệnh trầm cảm nảy sinh. Giờ chính là lúc nỗi sợ hãi xuất hiện. Sợ hãi là căng thẳng dễ nhận biết nhất đối với con người. Nó xuất hiện như một người bạn để cảnh báo: ‘Vẫn có thể thay đổi điều gì đó. Vẫn có thể thoát khỏi cái chết’.

Nếu điều này cũng bị bỏ qua, thì sự tức giận sẽ đến và bắt đầu phá hủy. Như đã đề cập ở trên, tức giận là sự căng thẳng ranh mãnh. Sự tức giận là phương tiện để đạt được một mục tiêu có vẻ ngoài tốt đẹp, và sự tức giận này thường không được gọi đúng tên. 

Tôi căm ghét cuộc sống này, nó chỉ mang lại cho tôi đau khổ. Mọi kế hoạch đẹp đẽ của tôi đều tan thành mây khói', một phụ nữ có tính cách đặc biệt kín đáo bày tỏ. Cô tin rằng mình có quyền đối với bất cứ điều gì mình muốn. Chồng cô, một người đàn ông trẻ tuổi đã đột ngột qua đời vì cơn đau tim. Và bây giờ căn bệnh ung thư máu đã cướp đi tính mạng của con trai cô - ký ức duy nhất về người chồng, và là nơi cô đặt rất nhiều hy vọng. 

Nếu một người muốn nhận nhiều, nhưng không muốn cho đi bất cứ điều gì, thì người đó sẽ chẳng có được gì. 

Nếu một người phụ nữ buộc tội chồng mình rằng anh ta không có khả năng nuôi sống gia đình và không yêu gia đình, thì người trụ cột trong gia đình sẽ biến mất cùng với tình yêu của anh ta. Nếu người ta chỉ muốn nhận được từ ai đó, thì sẽ chẳng thu được gì - người kia đơn giản sẽ rời khỏi gia đình, và thường là rời bỏ cả cuộc sống. Giờ đây, còn lại trong cô đơn, người thích nhận có cơ hội học hỏi từ cuộc sống.

                                                                     ***

Về chứng nghiện rượu và tự tử

Cuộc đấu tranh liên tục để giành quyền lực - nhu cầu ở cao hơn người khác, cũng như nhu cầu được hơn người khác - thường bắt đầu bằng sự đổ lỗi. Như bạn đã thấy, người ta buộc tội cả cuộc sống, không nhận ra rằng điều này xuất phát từ suy nghĩ sai lầm.

Con người ngày càng tự trách mình nhiều hơn. Sự tự trách mình bắn trúng mục tiêu một cách chính xác nhất, hệt như một tay bắn tỉa, bởi vì không ai hiểu rõ điểm yếu của ta hơn chính ta. Vấn đề này chủ yếu liên quan đến nam giới, những người mà mặc cảm khiếm khuyết không cho phép họ khẳng định mình. Vùi lấp phiền muộn trong bia rượu, họ quá đà trong liều lượng, và việc cố gắng giữ gìn nhân phẩm biến thành sự ích kỷ. Một người như vậy, bất kể mức độ giàu có, đều đưa đẩy cuộc sống về mức bảo đảm về vật chất. 

Và như vậy, khi ngồi cùng bàn, người giàu và kẻ nghèo đều có thể mượn vodka để nhấn chìm những nỗi ưu phiền giống nhau và sau đó, không nói một lời, mỗi người trở về nhà, và sinh sự với vợ con. Phải có ai đó có lỗi chứ! Vậy là cùng một căng thẳng khiến những người có trình độ học vấn và sự giàu sang khác nhau hành xử giống nhau.

Sự thiếu khôn ngoan trong cuộc sống khiến người ta muốn tàn phá. Vị trí mà một người chiếm giữ trước đó càng cao thì sự sụp đổ càng sâu. 

Ở Estonia, 80% các vụ tự tử được thực hiện bởi nam giới. Việc tự lên án trở thành vị thẩm phán xét xử họ. Những người này tự trách mình vì đã không thể cho cuộc sống những gì cuộc sống mong mỏi ở họ. Lòng tham của ai đó đã thổi tắt ngọn nến cuộc đời những người này. Nếu họ biết cách giải tỏa cảm giác tội lỗi thì thảm kịch đã không xảy ra.

***

Kết tội là một vũ khí chiến thuật vô thức mạnh mẽ. Chỉ những người đã trút bỏ được cảm giác tội lỗi và đang có bình an trong tâm mới có thể chống lại nó một cách bình tĩnh và không đau đớn. Chỉ những người như vậy mới có thể bình thản nhìn vào mắt người kết tội họ và theo dõi suy nghĩ của người kia.  

Người ta thường cố gắng chứng minh với tôi rằng lời buộc tội không đi vào tâm họ, rằng cảm giác tội lỗi không nảy sinh, bởi vì họ biết rằng họ chẳng có lỗi gì.  

Nếu bạn ứa nước mắt hoặc nổi giận, nếu bạn thất vọng thốt lên: ‘Nhưng làm sao có thể như vậy được?’, nếu bạn run lên vì sợ hãi hoặc muốn đánh mạnh hoặc trả đũa bằng một cách nào đó khác, thì kiểu gì lời buộc tội cũng đã đạt mục đích của mình. Hãy thừa nhận điều này với bản thân để có thể tha thứ cho nỗi sợ hãi và tức giận đối với những người buộc tội bạn. Bạn tự thu hút những điều này về phía mình. Trái tim của bạn đang xin được giúp đỡ. Nếu không thừa nhận những điều này thì bạn đã bắt đầu học thông qua khổ đau. 

Đừng phủ nhận sự căng thẳng của bạn. Đừng nói rằng bạn đủ khỏe và bản lĩnh để chống chọi mọi gian khó của cuộc sống. Có thể trái tim bạn đã cạn kiệt nguồn lực, và khi đó chỉ một cơn giận dữ cũng đủ để đưa bạn về với ông bà tổ tiên. 


No comments:

Post a Comment