CHƯƠNG 7
Hãy bình tĩnh (composed) và tự chủ (self-possesed). Quên đi cái tôi bên ngoài (outer self) bằng cách suy nghĩ sâu lắng về cái tôi bên trong. Điều này cực kỳ quan trọng, bởi vì sự tự chủ hoàn toàn là kết quả của hành động bên ngoài ôn hòa (mild surface action) và hành động nội tâm toàn diện (full), mạnh mẽ (strong) và tĩnh lặng (serene).
Quên cái tôi bên ngoài không có nghĩa là bỏ qua đời sống vật chất và khách quan, mà là thiết lập trung tâm hành động có ý thức trong đời sống nội tâm rộng lớn hơn. Những gì chúng ta ý thức được, chúng ta sẽ thể hiện ra; do đó, khi chúng ta sống một cách có ý thức trong cuộc sống nội tâm rộng lớn hơn, chúng ta sẽ thể hiện mức độ lớn hơn của cuộc sống, và do đó, cái tôi bên ngoài sẽ được cung cấp và chăm sóc tốt hơn nhiều so với khi chúng ta sống trên bề mặt.
Trong trạng thái tự chủ hoàn toàn, tâm trí kiểm soát đầy đủ mọi hành động của con người bên ngoài (personality) một cách có ý thức, và do đó có thể ngăn chặn mọi chuyển động không cần thiết của ý nghĩ hoặc hoạt động cơ bắp.
Cần nhớ rõ rằng mọi chuyển động không cần thiết của tâm trí hoặc cơ thể đều là chuyển động không kiểm soát được; và rằng mọi chuyển động không được kiểm soát đều lãng phí năng lượng. Ở người bình thường, hành động bồn chồn, lo lắng, mất kiểm soát gần như là một thói quen, biểu hiện đặc biệt ở những cử động không cần thiết ở tay và chân. Đây là sự thiếu Điềm tĩnh và phải được vượt qua.
Tuy nhiên, khi cố gắng loại bỏ những hành động bề mặt không cần thiết, chúng ta có khả năng bị lôi kéo về thái cực ngược lại và trở nên quá im lặng (quiet). Ở thời đại này, khi đời sống nội tâm được nghiên cứu rất rộng rãi, rất nhiều người đi đến kết luận rằng cuộc sống tĩnh lặng (serene) là cuộc sống đích thực duy nhất. Kết luận này dựa trên việc khám phá ra rằng ý thức cao hơn chỉ có thể đạt được thông qua sự yên bình (calm) hoàn toàn; nhưng mặc dù sự yên bình hoàn hảo là cần thiết để đạt được bất kỳ trạng thái tâm trí hoặc ý thức nào lớn hơn hoặc cao hơn, tuy nhiên, sự yên bình hoàn hảo tự nó sẽ không mang lại những điều này.
Quá nhiều học viên của cuộc sống mới chỉ nhắm tới việc trở nên im lặng (quiet), hành động dựa trên niềm tin rằng cả sự khôn ngoan (wisdom) và năng suất (power) đều đến trong sự im lặng; nhưng trong những nỗ lực của họ theo hướng này, họ đã bỏ qua một trong những nguyên tắc thành tựu lớn nhất hiện có, đó là: không thể đạt được thành tựu nào nếu không có năng suất (power); và năng suất không thể hành động có ích trừ khi nó hành động trong yên bình (peace).
Một người có thể trở nên im lặng (quiet) ở trên bề mặt mà không ngăn chặn được ít ra là việc liên tục lãng phí năng lượng thông qua các nguồn khác nhau đã đề cập. Trong trạng thái im lặng (quiet) này, họ có thể mong đợi có được năng suất (power), nhưng sẽ không có được năng suất nào cho đến khi họ ngừng lãng phí năng suất, và hợp nhất yên bình (peace) với năng suất (power) một cách có ý thức.
Chúng ta phải nhớ rằng ý thức về yên bình (peace) và ý thức về năng suất (power) là hai trạng thái ý thức riêng biệt. Mặc dù cả hai trạng thái có thể tồn tại đồng thời trong tâm trí, tuy nhiên, nếu chúng tách rời nhau thì sẽ không đạt được gì xét về mặt năng suất (power).
Người im lặng (quiet) có ý thức về yên bình (peace); người căng thẳng (strenuous) có ý thức về năng suất (power); nhưng không ai có Điềm tĩnh (Poise), và cả hai đều đang lãng phí năng lượng của mình ở mức độ rất lớn. Người căng thẳng tiêu tán lung tung sức lực bằng những hành động mạnh; người yên lặng không giữ được bất kỳ năng lượng nào của mình và để chúng nhẹ nhàng trượt mất.
Khi ý thức về yên bình (peace) và ý thức về năng suất (power) hợp nhất, chúng ta có một trạng thái ý thức mới, và ý thức này là Điềm tĩnh (Poise).
Vì vậy, khi chúng ta tiến hành thay đổi trung tâm ý thức từ tầng hành động không yên (restless) trên bề mặt sang tầng hành động tĩnh lặng bên trong, chúng ta không được quên nhớ đến năng suất (power), cũng như sự yên bình (peace).
Trong mối liên hệ này, trạng thái thỏa mãn tâm hồn sâu sắc (deep soul satisfaction) cần được trau dồi đến mức độ đầy đủ nhất; cũng như vậy với trạng thái hài lòng không đứt quãng (uninterrupted contentement).
Điều này có vẻ khó thực hiện khi mọi việc trong cuộc sống diễn ra theo cách chúng ta không mong muốn; nhưng chúng ta phải nhớ rằng hạnh phúc không đến từ hoàn cảnh hay sự vật.
Hạnh phúc không đến từ việc có nhiều thứ mà đến từ việc trở nên nhiều thứ (being much). Và người trở nên nhiều thứ chắc chắn sẽ sở hữu nhiều thứ.
Sự hài lòng và thỏa mãn trong tâm hồn giúp duy trì năng suất (power) trong hệ thống, và do đó hỗ trợ trực tiếp trong việc trao cho con người năng lực lớn hơn cần thiết để biến mọi thứ trong cuộc sống trở thành như họ mong muốn.
Sự thỏa mãn sâu sắc trong tâm hồn cũng sẽ thúc đẩy ý thức về Điềm tĩnh, và mang lại cho tâm trí một khái niệm rõ ràng về Điềm tĩnh thực sự là gì. Nói cách khác, Điềm tĩnh sẽ được cảm nhận (feel); và chúng ta không thể hiểu Điềm tĩnh cho đến khi cảm nhận được nó.
Một khi đã cảm nhận được Điềm tĩnh, chúng ta biết con đường dẫn đến trạng thái tinh thần Điềm tĩnh, và có thể đi vào trạng thái này một cách thành công bất cứ lúc nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Khi đã học được cách làm điều này, chúng ta phải luôn hành động trong Điềm tĩnh, cho dù công việc của chúng ta là thể chất hay tinh thần, hoặc cả hai. Để hành động trong Điềm tĩnh không đòi hỏi những chuyển động chậm rãi, cân nhắc như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn có thể làm việc với tốc độ cực nhanh mà vẫn ở trạng thái Điềm tĩnh. Trên thực tế, sự Điềm tĩnh của bạn càng hoàn hảo thì bạn có thể làm việc càng nhanh và chất lượng sản phẩm càng cao.
Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên, nhưng đó là sự thật: khi làm việc trong Điềm tĩnh, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi nếu cứ 24 giờ lại ngủ được 8 tiếng.
Hãy luôn suy nghĩ trong Điềm tĩnh và cảm thấy (feel) mỗi ý nghĩ đều bình lặng (calm) và mạnh mẽ (strong). Nếu mỗi ý nghĩ không thể tạo được sự bình lặng, mạnh mẽ trong tâm trí, bạn đang mất đi sự Điềm tĩnh và mất đi năng lượng tinh thần.
Suy nghĩ trong Điềm tĩnh là một nghệ thuật rất cao và sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển khả năng (ability) và năng lực (capacity) tinh thần. Để trau dồi nghệ thuật này, hãy tạo cho mọi ý nghĩ cảm tưởng (feeling) Điềm tĩnh, và dần dần bạn sẽ ngày càng suy nghĩ nhiều hơn trong Điềm tĩnh mà không cần cố gắng làm như vậy.
Ít có thành tựu nào có giá trị lớn hơn khả năng ăn nói Điềm tĩnh. Một diễn giả có thể nói Điềm tĩnh sẽ chạm tới tâm hồn khán giả của mình và mỗi lời nói sẽ mang sức thuyết phục. Điều tương tự cũng đúng với một nhạc sĩ có thể hát hoặc chơi nhạc trong Điềm tĩnh; cũng như diễn viên có thể diễn xuất trong Điềm tĩnh. Trong quá trình tương tác hàng ngày với mọi người, chúng ta nhận thấy rằng lời nói trong Điềm tĩnh là lời nói tạo ra kết quả mong muốn. Tóm lại, nếu phải dựa vào tiếng nói của mình để thành công, chúng ta sẽ không bao giờ thất bại khi nói chuyện trong Điềm tĩnh.
Để trau dồi nghệ thuật này, hãy nói chuyện nhẹ nhàng (gently), bình tâm (calmly) và với năng suất tĩnh lặng (serene power). Không nhất thiết lúc nào cũng phải nói chậm nhưng mỗi lời nói đều phải có hồn - một tâm hồn mạnh mẽ, im lặng (strong, silent soul).
Một thành tựu lớn khác là khả năng đọc trong Điềm tĩnh; mặc dù một người bình thường không bao giờ ở trạng thái Điềm tĩnh khi đọc. Nguyên nhân là do thói quen lướt qua một bài để nắm bắt những điểm chính, hoặc đọc lướt càng nhiều nội dung càng tốt trong một thời gian nhất định.
Khi chúng ta đọc một điều gì đó không thú vị, chúng ta sẽ lướt qua nó càng nhanh càng tốt. Khi đọc được điều gì đó thú vị, chúng ta luôn phải rón rén tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Kết quả là sự căng thẳng, bồn chồn, lãng phí năng lượng và sự hình thành các khuynh hướng dẫn tâm trí đến những điều nông cạn, hời hợt và thấp kém.
Để trau dồi nghệ thuật đọc trong Điềm tĩnh, hãy chọn cuốn hay nhất hoặc thứ thực sự cần thiết để bạn đọc và đọc thật lặng lẽ lúc đầu. Hãy nhận ra rằng điều quan trọng không phải là bạn đọc bao nhiêu mà là bạn thu được bao nhiêu từ những gì bạn đọc. Thể hiện cảm tưởng (feeling) Điềm tĩnh trong từng lời đọc nhẩm trong đầu và cố gắng nắm bắt ý nghĩa bên trong của từng câu được đưa ra. Điều này sẽ phát triển chiều sâu cảm tưởng liên quan đến việc đọc của bạn, điều rất cần thiết để đạt được Điềm tĩnh.
Sau một thời gian rất ngắn, bạn sẽ tự nhiên rơi vào trạng thái Điềm tĩnh bất cứ khi nào bạn cầm thứ gì đó để đọc; và bạn sẽ có thể đọc với tốc độ đáng kể mà ít nhất không làm mất đi sự Điềm tĩnh của mình.
Đọc trong Điềm tĩnh không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn phát triển chiều sâu suy nghĩ, sự sáng suốt của trí tuệ và phát triển sự hiểu biết rõ ràng hơn nhiều về những gì được đọc.
Trong số tất cả những thành tựu to lớn, việc đi ngủ trong Điềm tĩnh không phải là thành tựu nhỏ nhất; bởi vì không ai có thể đạt được đầy đủ điều mà anh ta thu được từ việc đi ngủ trừ khi họ đi ngủ trong Điềm tĩnh. Điều này rất quan trọng, vì chúng ta không thể tạo ra bất kỳ kết quả khả quan nào trong tiềm thức trừ khi chúng ta đi ngủ trong Điềm tĩnh.
Các cuộc điều tra gần đây đã chứng minh thực tế rằng tiềm thức sẽ phản ứng với bất kỳ ý tưởng hoặc mong muốn nào nảy sinh trong đầu khi chúng ta đi ngủ; và những khả năng lớn của cái bên trong có thể dần dần được thể hiện ra theo cách này. Nhưng chúng ta phải đi ngủ trong Điềm tĩnh để có được những kết quả đặc biệt này.
Để đi vào giấc ngủ trong Điềm tĩnh, hãy thư giãn tâm trí và cơ thể; cảm nhận được tâm hồn Điềm tĩnh (soul of Poise) và nhận ra sự trọn vẹn của cuộc sống thầm lặng (fullness of the silent life).
StarGate dịch từ cuốn
Điềm tĩnh và Năng suất
Tác giả Christian D. Larson
*****
Bài tiếp theo: Chương 8 - Trau dồi khả năng tập trung hoàn hảo
MỤC LỤC
No comments:
Post a Comment