Các nhà tâm lý học đã thực hiện nhiều nỗ lực để phân loại cảm xúc, nhưng các chuyên gia uy tín nhất cho rằng ngoài sự thuận tiện thông thường khi xem xét chủ đề, bất kỳ sự phân loại nào cũng vô dụng về mặt khoa học do tính không đầy đủ của nó.
Như James đã khéo léo nói: 'Bất kỳ cách phân loại cảm xúc nào cũng được coi là đúng và tự nhiên như bất kỳ cách phân loại nào khác, nếu nó phục vụ được một mục đích nào đó'. Khó khăn trong việc cố gắng phân loại xuất phát từ thực tế là mọi cảm xúc đều ít nhiều phức tạp và được tạo thành từ nhiều cảm tưởng (feeling) và sắc thái phấn khích cảm xúc (emotional excitement) khác nhau.
Mỗi cảm xúc đều hòa quyện với những cảm xúc khác. Giống như một vài nguyên tố của vật chất có thể được nhóm lại thành hàng trăm nghìn tổ hợp, các nguyên tố của cảm tưởng (feeling) cũng có thể được nhóm lại thành hàng nghìn sắc thái cảm xúc. Người ta nói rằng sự kết hợp của hai nguyên tố cacbon và hydro tạo thành năm nghìn loại chất liệu, ‘từ than antraxit đến khí đầm lầy, từ than cốc đen đến naphtha không màu’. Cũng có thể nói điều tương tự về các tổ hợp cảm xúc được hình thành từ hai nguyên tố cơ bản của cảm tưởng (feeling). Hơn nữa, sự khác biệt quá ít giữa cảm giác (sensation) và cảm tưởng (feeling) ở một mặt, và giữa cảm tưởng (feeling) và cảm xúc (emotion) ở mặt kia, càng khiến cho nhiệm vụ thêm phức tạp.
Với mục đích thảo luận, chúng ta hãy chia cảm xúc thành năm loại chung, đó là:
(1) Cảm xúc bản năng
(2) Cảm xúc xã hội
(3) Cảm xúc tôn giáo
(4) Cảm xúc thẩm mỹ
(5) Cảm xúc trí tuệ
Bây giờ chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng loại trong năm loại trên.
Một chuyên gia uy tín nói: ‘Bản năng là sự thôi thúc tự nhiên dẫn dắt động vật, ngay cả trước khi chúng có được bất kỳ kinh nghiệm nào, thực hiện những hành động nhất định có xu hướng mang lại lợi ích cho cá thể hoặc bảo tồn loài, mà dường như không hề hiểu mục tiêu mà chúng có thể phải hướng tới, hoặc cân nhắc những phương pháp tốt nhất để sử dụng. Trong nhiều trường hợp, như trong việc xây tổ ong, có sự hoàn hảo của kết quả thu được mà con người có đầu óc cũng không thể sánh bằng, trừ trường hợp áp dụng toán học cao hơn vào việc chỉ đạo các công việc được thực hiện. Ông Darwin cho rằng động vật, cả trong quá khứ và hiện tại, đều khác nhau về phẩm chất tinh thần, và những khác biệt này là do di truyền. Bản năng cũng có phần khác nhau ở trạng thái tự nhiên. Vì vậy, chọn lọc tự nhiên cuối cùng có thể đưa chúng tới mức độ hoàn hảo cao hơn’.
Trước đây, người ta thường cho rằng bản năng ở động vật bậc thấp và con người là do một thứ gì đó giống như những ‘ý tưởng (ideas) bẩm sinh’ được cấy vào mỗi loài và sau đó được tiếp tục bằng di truyền. Nhưng việc áp dụng quan điểm tiến hóa vào khoa học tâm lý học đã dẫn đến việc loại bỏ những ý tưởng cũ kỹ này. Ngày nay người ta cho rằng cái mà chúng ta gọi là ‘bản năng’ là kết quả của sự phát triển dần dần trong quá trình tiến hóa, kinh nghiệm tích lũy của một chủng tộc được lưu trữ trong ký ức chủng tộc, mỗi cá nhân bổ sung một chút vào đó bằng những thói quen và kinh nghiệm có được của mình. Các nhà tâm lý học hiện nay cho rằng những dạng thấp hơn của các xu hướng chủng tộc này rất gần gũi với những hành động phản xạ thuần túy, còn những dạng cao hơn, được gọi là ‘cảm xúc bản năng’, là những hiện tượng tiềm thức nảy sinh từ ký ức chủng tộc và trải nghiệm chủng tộc.
Clodd nói: ‘Bản năng là hình thức hành động phản xạ cao hơn. Cá hồi di cư từ biển tới sông, chim làm tổ hoặc di cư từ vùng này sang vùng khác bằng một lộ trình không thay đổi, thậm chí bỏ chết những đứa con non nớt của mình; con ong xây tổ hình lục giác; con nhện chăng tơ; gà con phá vỏ trứng chui ra, tự giữ thăng bằng và mổ những hạt ngô; đứa trẻ sơ sinh bú bầu vú mẹ - tất cả là nhờ những hành động tương tự của tổ tiên chúng, xuất phát từ nhu cầu của tạo vật và dần dần trở thành vô ý thức, không thay đổi trong suốt thời gian dài, xu hướng lặp lại các hành động này được truyền trong các phôi mà từ đó côn trùng, cá, chim và con người xuất hiện một cách riêng biệt’.
Schneider nói: 'Có một thực tế là mọi người, đặc biệt là khi còn nhỏ, rất sợ đi vào hang động tối tăm hoặc khu rừng u ám. Tất nhiên, cảm giác sợ hãi này nảy sinh một phần từ việc chúng ta dễ dàng nghi ngờ rằng những con thú nguy hiểm có thể ẩn nấp ở những nơi này - sự nghi ngờ được khơi dậy bởi những câu chuyện chúng ta đã nghe và đọc. Nhưng mặt khác, khá chắc chắn rằng nỗi sợ hãi này ở mức độ cảm nhận nhất định cũng được di truyền trực tiếp. Tuy nhiên, những đứa trẻ được bảo vệ cẩn thận khỏi tất cả những câu chuyện ma vẫn sợ hãi và khóc nếu bị dẫn vào nơi tối tăm, đặc biệt nếu có âm thanh phát ra ở đó.
Ngay cả người lớn cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng sự rụt rè khó chịu xâm chiếm họ trong khu rừng vắng vẻ vào ban đêm, mặc dù họ có thể có niềm tin chắc chắn rằng không có mối nguy hiểm nhỏ nhất nào đang cận kề. Cảm giác sợ hãi này xảy ra ở nhiều người ngay cả ở nhà mình sau khi trời tối, mặc dù nó mạnh mẽ hơn nhiều trong hang động hoặc khu rừng tối tăm.
Thực tế của nỗi sợ bản năng này có thể được giải thích dễ dàng khi chúng ta lưu ý đến việc tổ tiên man rợ của chúng ta qua bao thế hệ xa xưa đã quen gặp những con thú nguy hiểm trong hang động, đặc biệt là gấu, và phần lớn bị những con thú đó tấn công vào ban đêm và trong rừng, và do đó sự liên tưởng không thể tách rời giữa cảm nhận về bóng tối, hang động, rừng rậm và nỗi sợ đã hình thành, và được di truyền’.
James nói: ‘Không có gì phổ biến hơn nhận xét rằng con người khác với các sinh vật cấp thấp hơn bởi sự vắng mặt gần như hoàn toàn của bản năng, và phần việc của bản năng trong họ được đảm nhận bởi đầu óc. * * * Chúng ta có thể tự tin nói rằng dù những phản ứng của con người đối với môi trường đôi khi có vẻ không chắc chắn tới mức nào so với phản ứng của các loài động vật có vú bậc thấp, sự không chắc chắn này có lẽ không phải do các động vật này sở hữu bất kỳ nguyên tắc hành động nào mà con người thiếu. Ngược lại, con người có tất cả những thôi thúc mà chúng có và nhiều hơn thế. * * * Độ cao gây ra nỗi sợ hãi đặc biệt kinh khủng, mặc dù ở đây mỗi cá nhân lại khác nhau. Tính chất bản năng hoàn toàn mù quáng của các thôi thúc vận động ở đây được thể hiện qua thực tế là chúng hầu như luôn hoàn toàn bất hợp lý, nhưng đầu óc lại bất lực trong việc dập tắt chúng. * * * Một số ý tưởng về tác nhân siêu nhiên, gắn liền với hoàn cảnh thực tế, tạo ra một loại kinh dị đặc biệt. Nỗi kinh dị này có thể được giải thích như kết quả của sự kết hợp của những điều kinh dị đơn giản. Để phát huy tối đa nỗi kinh hoàng ma quái, cần kết hợp nhiều yếu tố kinh dị khác thường, chẳng hạn như sự cô đơn, bóng tối, những âm thanh khó hiểu, đặc biệt là mang tính thê thảm, những hình ảnh chuyển động chỉ thấy lờ mờ, nếu thấy rõ thì có dáng vẻ khủng khiếp), và sự hồi hộp lừa dối chóng mặt. * * * Do thực tế là nỗi kinh hoàng về xác chết, loài bò sát và dưới lòng đất đóng một vai trò đặc biệt và liên tục trong nhiều cơn ác mộng và các dạng mê sảng, có vẻ như không hoàn toàn vô lý khi tự hỏi liệu những dạng hoàn cảnh khủng khiếp này trong thời kỳ trước đã không phải là những đối tượng môi trường bình thường hơn so với bây giờ hay không. Nhà tiến hóa học chắc hẳn không gặp khó khăn gì trong việc giải thích những nỗi kinh hoàng này, và khung cảnh gây ra chúng, khi quay trở lại ý thức của những người sống trong hang động, một ý thức thường bị che phủ trong chúng ta bởi những trải nghiệm trong thời gian gần đây hơn'.
Cảm xúc bản năng biểu hiện như một sự thôi thúc phát sinh từ những hốc sâu mơ hồ của cảm tưởng (feeling) hoặc bản chất cảm xúc - một sự khích lệ hướng tới một mục tiêu có ý thức mơ hồ (dimly conscious end). Nó khác với bản chất gần như hoàn toàn tự động của một số dạng của quá trình phản xạ ở chỗ khởi đầu của nó là một cảm tưởng (feeling) phát sinh từ các vùng của tiềm thức, cố gắng kích thích một hoạt động của mong muốn có ý thức (conscious volition). Cảm tưởng (feeling) là từ tiềm thức, nhưng hoạt động là có ý thức. Cái kết có thể không được cảm nhận trong ý thức, hoặc ít nhất chỉ được cảm nhận một cách lờ mờ, nhưng hành động dẫn đến cái kết thì hoàn toàn có ý thức. Bản năng được cho là có nguồn gốc từ những trải nghiệm trong quá khứ của chủng tộc, được di truyền và lưu giữ trong ký ức chủng tộc. Mục đích của nó là bảo tồn cá thể và loài. Mục tiêu của nó thường là một điều gì đó xa xôi về mặt thời gian so với thời điểm hiện tại, hoặc phúc lợi của loài hơn là của cá nhân; ví dụ, con sâu bướm lo liệu cho các giai đoạn tương lai của nó, hoặc con chim làm tổ, hoặc những chú ong xây nhà và cung cấp mật ong cho những con ong kế nhiệm, vì rất ít ong sống để cùng hưởng mật mà chúng đã thu thập và tích trữ - chúng được khích lệ bởi ‘linh hồn của tổ ong’.
Các dạng cảm xúc bản năng cơ bản nhất là những dạng liên quan đến việc bảo toàn cá thể, sự thoải mái và phúc lợi thể chất cá nhân. Loại cảm xúc này bao gồm những gì thường được gọi là cảm tưởng (feeling) thuần túy ‘ích kỷ’, ít hoặc không quan tâm đến phúc lợi của người khác. Trong phân loại này, chúng ta tìm thấy những cảm tưởng (feeling) cảm xúc liên quan đến việc thỏa mãn cơn đói khát, việc đảm bảo chỗ ở thoải mái và quần áo ấm áp cũng như tinh thần chiến đấu và nỗ lực nảy sinh từ mong muốn có được những thứ này. Những cảm tưởng (feeling) cơ bản này đã nảy sinh rất sớm trong lịch sử của sự sống, và thực sự bản thân sự sống phụ thuộc rất nhiều vào chúng để duy trì và tiếp tục. Điều cần thiết đối với sinh vật nguyên thủy là phải ‘ích kỷ’. Khi con người xuất hiện, chỉ những người thể hiện những cảm tưởng (feeling) này một mách mạnh mẽ mới sống sót; những người còn lại bị đẩy vào tường và chết. Ngay cả trong nền văn minh của chúng ta, một người ở dưới mức trung bình trong phân loại cảm tưởng (feeling) này cũng sẽ khó tồn tại.
*****
Bài tiếp theo: #13 Đam mê
No comments:
Post a Comment