Khi con người trở thành một động vật xã hội, họ đã phát triển những nét tính cách mới, thói quen hành động mới, lý tưởng mới, phong tục mới, và do đó những cảm xúc mới. Những cảm xúc được hoan nghênh lâu dài và biểu hiện lâu dài bởi chủng tộc ít nhiều sẽ trở thành bản năng, và được truyền đi dưới một trong hai hình thức (a) một kích thích di truyền, cũng giống với, nhưng thấp hơn về mức độ và sức mạnh, so với những cảm xúc sơ đẳng hơn; hoặc (b) một xu hướng được di truyền để thể hiện cảm tưởng cảm xúc thu được (acquired emotional feelings) khi xuất hiện các kích thích đủ mạnh. Điều này làm nảy sinh cái mà chúng ta gọi là 'cảm xúc xã hội'.
Thuộc nhóm loại ‘cảm xúc xã hội’ là những xu hướng thu được về hành động và cảm tưởng (feeling) của chủng tộc, ít nhiều vị tha và quan tâm đến phúc lợi của người khác cũng như nghĩa vụ và những điều bắt buộc của một người đối với xã hội và đồng loại. Trong loại này có những cảm xúc thôi thúc chúng ta thực hiện những gì chúng ta cho rằng hoặc cảm thấy là nghĩa vụ của mình đối với những người hàng xóm, cũng như điều bắt buộc và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, như được thể hiện trong luật pháp, phong tục tập quán của người dân nước mình, hoặc lý tưởng của cộng đồng. Ở một giai đoạn khác, nó biểu hiện dưới dạng sự cảm thông (sympathy), tình anh em (fellow feeling) và ‘lòng tốt’ (kindness) nói chung.
Trong giai đoạn đầu tiên, chúng ta tìm thấy đạo đức công dân, khuynh hướng tuân thủ pháp luật, sự trung thực, ‘công minh chính trực’ và lòng yêu nước; trong giai đoạn thứ hai, chúng ta thấy sự cảm thông với người khác, lòng bác ái, sự giúp đỡ lẫn nhau, giảm nghèo đói và đau khổ, xây dựng nơi tạm trú cho trẻ mồ côi và người già, bệnh viện cho người bệnh và thành lập các hiệp hội làm công việc từ thiện nói chung.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta thấy những cảm xúc xã hội, đạo đức (moral) và luân lý (ethics) liên quan chặt chẽ với cảm xúc tôn giáo, và nhiều người cho rằng chúng gần như giống hệt nhau, nhưng có một sự khác biệt lớn bất chấp sự liên quan thường xuyên của chúng. Ví dụ, chúng ta thấy nhiều người có đạo đức công dân cao, có lý tưởng luân lý cao quý và thể hiện những phẩm chất đạo đức thuộc loại tiến bộ nhất, lại thiếu những cảm tưởng (feeling) tôn giáo thông thường.
Mặt khác, chúng ta cũng thường xuyên thấy những người có lòng nhiệt thành tôn giáo lớn lao, và dường như đang trải nghiệm những cảm tưởng (feeling) xúc cảm tôn giáo mãnh liệt nhất, nhưng lại thiếu các phẩm chất xã hội, công dân, đạo đức và luân lý, theo nghĩa tốt nhất của những từ này. Tuy nhiên, mục đích của bất kỳ tôn giáo nào xứng đáng với tên gọi của mình đều là khuyến khích những cảm xúc đạo đức và luân lý cũng như cảm xúc tôn giáo.
Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa những người thể hiện các hành động được gọi là đạo đức và luân lý vì họ cảm thấy như vậy, và những người chỉ tuân thủ những yêu cầu thông thường vì họ sợ hậu quả của việc vi phạm chúng. Tầng lớp thứ nhất có những cảm tưởng (feeling) xã hội, đạo đức và luân lý, những sở thích, lý tưởng và khuynh hướng xã hội thực sự; trong khi tầng lớp thứ hai chỉ thể hiện những cảm tưởng (feeling) sơ đẳng của tự bảo vệ và sự thận trọng ích kỷ. Tầng lớp thứ nhất ‘tốt’ vì họ cảm thấy như vậy và thấy đó là điều tự nhiên; trong khi những người kia ‘tốt’ chỉ vì họ phải như vậy, nếu không sẽ bị trừng phạt bởi pháp luật hoặc dư luận, mất uy tín, mất hỗ trợ tài chính, v.v.
Các cảm xúc xã hội, đạo đức và luân lý được cho là đã nảy sinh trong cuộc đua do sự liên kết của các cá nhân trong cộng đồng và sự gia tăng nhu cầu nhẫn nhịn và giúp đỡ lẫn nhau. Thậm chí nhiều loài động vật bậc thấp cũng có những quy tắc xã hội, đạo đức hoặc luân lý riêng, dựa trên kinh nghiệm của loài hoặc họ, việc vi phạm sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.
Sự cảm thông và lòng vị tha được cho là đã nảy sinh theo cùng một cách. Một cộng đồng quan tâm và hiểu biết trong bộ tộc, gia đình, dòng tộc không chỉ mang lại cảm tưởng (feeling) được bảo vệ và an toàn tự nhiên, mà còn mang lại sự cảm thông nội tâm tinh tế hơn về nỗi đau, nỗi thống khổ của đồng đội. Điều này, trong quá trình phát triển của chủng tộc, đã phát triển thành những lý tưởng và tình cảm rộng lớn hơn và phức tạp hơn.
Thần học giải thích những cảm tưởng đạo đức (moral feeling) là kết quả của lương tâm, được coi là một khả năng đặc biệt của tâm trí, hay tâm hồn, được sức mạnh thiêng liêng ban cho.
Khoa học, trong khi thừa nhận sự tồn tại của trạng thái cảm tưởng (feeling) mà chúng ta gọi là ‘lương tâm’, lại phủ nhận nguồn gốc siêu nhiên của nó và cho rằng nó là kết quả của quá trình tiến hóa, di truyền, kinh nghiệm, giáo dục và gợi ý. Lương tâm, theo khoa học, là sự tổng hợp của các trạng thái trí tuệ và cảm xúc (intellectual and emotional states). Lương tâm không phải là sự hướng dẫn bất biến hay không thể sai lầm, mà phụ thuộc hoàn toàn vào di truyền, trình độ học vấn, kinh nghiệm và môi trường của cá nhân. Nó đi kèm với các quy tắc đạo đức và luân lý của chủng tộc, thay đổi theo thời gian và quốc gia. Những hành động được cho là đúng đắn cách đây một thế kỷ giờ đây đã bị lên án; tương tự như vậy, những điều bị lên án cách đây một thế kỷ lại được cho là đúng bây giờ. Những gì được khen ngợi ở Thổ Nhĩ Kỳ lại bị lên án ở Anh và ngược lại. Thị hiếu và lý tưởng luân lý, cũng như thẩm mỹ, thay đổi theo thời gian và quốc gia.
Không có quy tắc tuyệt đối nào luôn đúng và đúng ở mọi nơi. Có một sự tiến hóa trong các lý tưởng về đạo đức và luân lý, giống như trong mọi thứ khác, và 'lương tâm' và những cảm xúc đạo đức và luân lý đồng hành với những lý tưởng đang thay đổi. Nhiều nguyên tắc đạo đức và luân lý ban đầu nảy sinh từ sự cần thiết hoặc tiện ích, nhưng sau đó đã phát triển thành cảm tưởng (feeling) tự nhiên, tự phát của một bộ phận nhân loại. Người ta cho rằng nhân loại đang nhanh chóng phát triển một ‘lương tâm xã hội’ sẽ dẫn đến sự xóa sổ nhiều điều kiện xã hội hiện đang là nỗi ô nhục của nền văn minh.
*****
Bài tiếp theo: #15 Cảm xúc tôn giáo
No comments:
Post a Comment